Cục diện kinh tế Việt Nam năm 2012: Cần một kịch bản hành động
Chat Facebook
});
0918.924.388
  • CFO
  • CFO

Cục diện kinh tế Việt Nam năm 2012: Cần một kịch bản hành động

 17/02/2012 - 01:44 
Cục diện kinh tế Việt Nam năm 2012: Cần một kịch bản hành động

Các dự báo quốc tế thống nhất nhận định về tình hình kinh tế thế giới năm 2012. Hai điểm nhấn quan trọng là sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và bất ổn gia tăng, khả năng bùng nổ chiến tranh tiền tệ, thương mại, thậm chí nguy cơ suy thoái kép. Do độ mở cửa cao, nền kinh tế Việt Nam (VN) chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực từ xu hướng trên của kinh tế thế giới.

CôngThương - Việt Nam trong khó khăn kinh tế thế giới

Các tổ chức đánh giá tín nhiệm kinh tế hàng đầu thế giới đều đồng loạt hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012. Cuối tháng 9/2011, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng xuống còn 4% cho năm 2012, thấp hơn 0,3% so với dự báo hồi tháng 6/2011.

Phát triển thị trường vốn


- Tái cấu trúc thị trường vốn theo hướng tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình.

- Tạo thêm nguồn hàng mới có chất lượng và quy mô trụ cột.

- Phát triển hệ thống thanh khoản.

- Phát triển mạnh thị trường trái phiếu.

- Tăng cường công tác giám sát.

                                          TS Lê Xuân Nghĩa

Kinh tế châu Âu rất bất ổn. Ông Vương Quân Hoàng - Đại học Tổng hợp Bruxelles (Bỉ) - cho biết, trạng thái hoảng loạn trên thị trường tài chính tiếp tục tăng lên từ năm 2009 đến nay. Đồng euro bị đẩy tới chỗ ngày càng có nhiều nhà quan sát công khai đặt câu hỏi về sự tồn tại đồng tiền chung. Ông Hoàng dự báo: “Xu thế chuyển động của đồng euro trong năm 2012 sẽ bộc lộ trên các thị trường tài chính thay vì các diễn đàn chính trị. Khi các yếu tố kinh tế nền tảng cũng như đống bừa bộn của các động thái chính sách của các chính phủ châu Âu có thể đảm bảo cho thị trường bước qua cơn sợ hãi và đầu tư trở lại”.

Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với không ít thách thức. Ông Võ Đại Lược – Viện Kinh tế và Chính trị thế giới - cho hay, hiện tín dụng của các ngân hàng châu Âu cho châu Á khoảng 1.500 tỷ USD.

Nhưng do khủng hoảng nợ công, các ngân hàng châu Âu đang tính toán giảm tín dụng cho châu Á. “Nếu họ thực sự giảm tín dụng cho châu Á, thì các nền kinh tế châu Á, trong đó có VN, sẽ phải chịu những hệ lụy nhất định” - ông Lược khẳng định. Bên cạnh đó, các dòng vốn đầu cơ ngày càng lớn, sẵn sàng nhảy vào các thị trường kiếm lợi do chênh lệch tỷ giá và lãi suất. Nhưng khi cơ hội kiếm lời không còn, họ sẽ rút chạy, để lại những hệ quả tiêu cực. Ông Lược cảnh báo: “VN cũng đang đối diện với thách thức này”.

Kinh tế Việt Nam diễn biến theo hình sin

Thế giới biến động khó lường, đồ thị kinh tế VN hàng tuần, hàng tháng diễn biến theo hình sin. Năm 2011 khép lại với những đánh giá khác nhau, xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau. Người lạc quan thì lấy mức tăng trưởng kinh tế gần 6%, kim ngạch xuất khẩu hơn 33%, lạm phát trên 18% thấp hơn dự kiến để nhận định kinh tế VN đang có những gam màu sáng. Người bi quan lại nói 2011 là năm tồi tệ nhất trong 1/4 thế kỷ từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường.

Khách quan hơn, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài - GS.TSKH Nguyễn Mại - nhận xét: “Những thành tựu kinh tế của năm 2011 rất đáng trân trọng, bởi đó là thành quả lao động của cả dân tộc”. Song ông cũng thừa nhận: “So với Indonesia, Malaysia, thì VN đối phó với biến động kinh tế thế giới kém hiệu quả hơn”.

Theo phân tích của GS Mại, năm 2011, những vấn đề như chậm đổi mới mô hình tăng trưởng, hiệu quả kinh tế - xã hội thấp, năng lực cạnh tranh quốc gia, DN và sản phẩm còn kém. Mặc dù điều hành kinh tế vĩ mô dù đã có nhiều giải pháp linh hoạt nhưng vẫn chưa đủ tác động thay đổi cục diện tình hình. Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra ba đột phá là thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. “Đột phá là phải làm nhanh, làm mạnh, hiệu quả cao, tạo chuyển dịch để thay đổi tình thế. Nhưng một năm đã qua mà hầu như chưa có tín hiệu tích cực nào về cả ba đột phá” - GS Nguyễn Mại nói.

Lĩnh vực thể chế vẫn chậm thay đổi, GS Mại dẫn chứng, trong năm 2011, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đã cùng các tổ chức trong nước và quốc tế rà soát 16 luật, trong đó có Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu… và các nghị định, thông tư kèm theo các luật này đã phát hiện những nhược điểm cơ bản của hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế. Chính sách thuế đã trở thành lực cản đối với tích tụ vốn hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, nhất là DN dân doanh. Chính sách tín dụng và hoạt động của ngân hàng thương mại chưa tạo lập được quan hệ bình đẳng với các DN dân doanh và người dân. Do đó, tình trạng cho vay với lãi suất “cắt cổ” khá phổ biến. Chính sách đầu tư nước ngoài, khoa học-công nghệ , giáo dục-đào tạo, lao động và bảo hiểm xã hội chưa đổi mới, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho DN kinh doanh, đầu tư.

Năm 2012, kinh tế VN đang đứng trước những tác động tiêu cực từ xu hướng trên của kinh tế thế giới, đồng thời đứng trước những thời cơ lớn, khi quan hệ đối ngoại với các nước lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… được nâng cấp, khi ASEAN đang hướng tới cộng đồng. Theo ông Võ Đại Lược, VN đang được đánh giá cao về địa kinh tế và ổn định về chính trị xã hội, thích hợp cho đầu tư, đảm bảo sản xuất, kinh doanh lâu dài. Các dòng vốn đầu tư rút khỏi những nền kinh tế hỗn loạn, tìm môi trường đầu tư bền vững. “Nếu kinh tế vĩ mô sớm ổn định, VN sẽ có sức hút đầu tư nước ngoài rất lớn” - ông Lược nhận định.

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2012

- Tăng trưởng GDP từ 6-6,5%.

- Xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu là 11 – 12 %.

- Bội chi ngân sách dưới 4,8% GDP.

- Đầu tư phát triển xã hội khoảng 3,35% GDP.

- Lạm phát dưới 10% GDP.

- Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%.

Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử

Bạn hãy bình chọn cho bài viết:

Số lần Vote: 159 lượt/ Số lượt xem: 2632

Comment bài viết:

Ý kiến bạn đọc


Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi !


Tên của bạn:
Email:
Ý kiến của bạn
Các tin liên quan
 

Giảng Viên Tại AFC

Ngô Minh Anh, MA :  Trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn dự án và tài chính công ty cho các công ty và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tiếp

Trần Thị Minh Hải :  Hiện bà Trần Thị Minh Hải là giảng viên tại công ty CP Đào tạo và Tư vấn nghiệp vụ Ngân hàng, kiêm phụ trách quan hệ khách...

Xem tiếp
 
 
 
 
 
 
Google map HCM
 
Cập nhật thông tin tài chính - thuế
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
cristiano ronaldo goals 2015

Bài viết: Cục diện kinh tế Việt Nam năm 2012: Cần một kịch bản hành động Ðánh giá bởi: BMLZNKS vào 27:04:2024. Cục diện kinh tế Việt Nam năm 2012 Cục diện kinh tế Việt Nam năm 2012: Cần một kịch bản hành động,Các dự báo quốc tế thống nhất nhận... Vote: 9.8 rate 10 2000 lượt dánh giá
 
 
Thạc sĩ Quản lý Kinh tế - ĐH Trưng Vương
 
Giám đốc tài chính