Chỉ số đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp
12/04/2022 - 04:21
Một doanh nghiệp muốn hoạt động bền vững và phát triển lâu dài cần phải có một nền tài chính vững chắc, giống như một người có được sức khỏe tốt thì mới có thể sống và làm việc hiệu quả. Và “sức khỏe” của một doanh nghiệp được đo lường thông qua một nền tài chính ổn định – tất cả đều được thể hiện trên Báo cáo tài chính. 1.Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn Định nghĩa: Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền hoặc tương đương tiền để đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Do đó, chỉ số nay dùng để đo lường khả năng trả nợ của một doanh nghiệp. Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Kết quả: Tỷ số này hiệu quả ở mức từ 1 – 4 Ý nghĩa: Khi tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn <1 cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các loại tài sản cố định. Chiến lược tài trợ này sẽ khiến cho doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro và đứng trước nguy cơ phá sản vì không có sự phù hợp về thời gian đáo hạn giữa nợ ngắn hạn và tài sản cố định. Thông thường tỷ số này duy trình quanh mức 2 là tốt nhất.
2.Tỷ số thanh toán nhanh Định nghĩa: Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể linh hoạt chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Tỷ số thanh toán nhanh = (TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng hóa tồn kho)/Nợ ngắn hạn Kết quả: Tỷ số này thường dao động mức từ 1 – 2 Ý nghĩa: Tỷ số này càng cao thì mức độ rủi ro cạn kiệt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, tuy nhiên hiệu quả quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp cũng sẽ càng thấp. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá có tính khắt khe hơn về khả năng thanh toán, vì nó không tính hàng tồn kho vì hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán. 3.Kỳ thu tiền bình quân Định nghĩa: Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 đồng hàng hóa bán ra được thu hồi Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/Doanh thu bình quân 1 ngày Kết quả: Tỷ số nên duy trì dao động trong mức từ 30 – 60 ngày Ý nghĩa: Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp cho thấy doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, và giảm thiểu những khoản nợ khó đòi. Nếu tỷ số này cao có nghĩa là doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trường hợp, do công ty muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua chính sách trả chậm, gia hạn công nợ hoặc tài trợ cho các chi nhánh, đại lý nên dẫn đến có số ngày thu tiền bình quân cao. 4.Hiệu quả sử dụng TSCĐ Định nghĩa: Chỉ số này cho thấy được một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/Giá trị TSCĐ Ý nghĩa: Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động của công ty tạo ra mức doanh thu thuần cao so với tài sản cố định. Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không còn dựa vào việc so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành. Tỷ số nợ: Định nghĩa: Tỷ số nợ trên tài sản là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp Tỷ số nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản Kết quả: Tỷ số này được chấp nhận ở mức từ 20% – 50% Ý nghĩa: Tỷ số này có giá trị càng cao cho thấy mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp cao hơn tỷ lệ lãi vay thì doanh nghiệp càng có lợi do tác dụng đòn bẩy của nợ vay và ngược lại 5.Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay Định nghĩa: Tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi cho các khoản mà công ty đã vay. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/Chi phí lãi vay Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Nếu khoản tiền này quá nhỏ hay có giá trị âm (-) thì doanh nghiệp khó có thể trả được lãi. Mặt khác, tỷ số này cũng thể hiện khả năng sinh lời trên các khoản nợ của doanh nghiệp. Kết quả: Hệ số khả năng trả lãi tiền vay > 2 được xem là thích hợp để đảm bảo trả nợ dài hạn Ý nghĩa: Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể có đối với người cho vay. Nếu EBIT của doanh nghiệp càng thấp thì mức độ rủi ro đối với tiền lãi của chủ nợ càng cao và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp cũng càng cao.
6.Tỷ số lợi nhuận thuần/Tổng tài sản (ROI) Định nghĩa: Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. ROI = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản bình quân Trong đó: Tổng tài sản bình quân = (Giá trị tài sản đầu năm + Giá trị tài sản cuối năm)/2 Ý nghĩa: Ứng dụng quan trọng nhất của tỷ số này là sự so sánh giá trị của nó với chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) của doanh nghiệp. + Nếu ROI>WACC: kinh doanh có lãi + Nếu ROI = WACC: hòa vốn + Nếu ROI < WACC: thua lỗ 7.Tỷ số lợi nhuận/Vốn cổ phần thường (ROE) Định nghĩa: Chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. ROE = Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần thường Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vốn vào công ty. Đối với doanh nghiệp, tỷ số này cho biết sức hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư tiềm tàng trên thị trường tài chính. Thẩm định viên sử dụng tỷ số này để so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị trường (k): + Nếu ROE>k: doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao và có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. + Nếu ROE=k: doanh nghiệp đạt mức hiệu quả có thể chấp nhận được + Nếu ROE Nguồn: Tổng hợp ------------------------------------------------------- Viện Quản trị & Tài chính AFC Việt Nam
HOTLINE tư vấn: 0942974500 Hà Nội: Tầng 1, Tòa N06B1, Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội; TP. HCM: Tầng 6, Số 7 đường Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP. HCM
Comment bài viết:Ý kiến bạn đọc Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi ! Các tin liên quan Một số chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 09/04/2022 - 02:09 Bí quyết tăng hiệu quả quản lý tài chính trong thời kỳ biến động 08/04/2022 - 08:05 Những khóa Mini-MBA tốt nhất hiện nay 08/04/2022 - 04:50 Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2022 01/04/2022 - 08:23 Khuyến mãi hấp dẫn khóa học CFO cho mùa hè tới 30/03/2022 - 09:53 Tư Vấn Trực Tuyến
Video clipsVIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH AFC
Trụ sở Hà Nội
7th floor, Charmvit Tower, 117 Tran Duy Hung, Trung Hoa, Cau Giay, Hanoi Tel: +84 24 6282 7682 Máy lẻ 106
Chi nhánh TP HCM
Tầng 2, Tòa B, Botanic Towers, số 312 Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM Tel:+84 28 3948 3862 Máy lẻ 106 Fax: +84 24 62827683 Email: info@afc.edu.vn
Định hướng Nghề nghiệp
AFC Head Office
Hệ thống Phòng học
Hotline: 0918 924 388 - Dịch vụ 24/7 của Viện Quản Trị Tài Chính AFC
|