Giấc mơ vút bay của ông chủ Air Asia
Chat Facebook
});
0918.924.388
  • CFO
  • CFO

Giấc mơ vút bay của ông chủ Air Asia

 21/02/2012 - 01:39 
Giấc mơ  vút bay của ông chủ Air Asia

Khi ngành âm nhạc không thể thích nghi nhanh chóng với Internet, Tony Fernandes đã quyết định bỏ việc để theo đuổi ước mơ từ thuở ấu thơ: tạo dựng một hãng hàng không giá rẻ của châu Á.

Fernandes đã mua lại Hãng Hàng Không châu Á Air Asia từ một công ty thuộc sở hữu của chính phủ Malaysia vào tháng 9/2001 chỉ với 25 xu. Nhưng đây cũng gần như một canh bạc, bởi ông không hề có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này. Bù lại, ông đã có đội ngũ marketing chuyên nghiệp từ khi còn kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc, và chỉ cần giảm một nửa giá máy bay thì bạn sẽ thấy vẫn còn một thị trường tiềm năng chưa được khai thác.

Thời điểm đó Air Asia còn đang bị nợ nần chồng chất. Fernandes bắt đầu cải cách hãng hàng không này, biến nó trở thành một hãng vận chuyển trong khoảng cách ngắn với chi phí thấp, giống như các hãng hàng không khác ở phương Tây. Quyết định này đã cách mạng hóa các chuyến bay ngắn trong khu vực châu Á, và công việc kinh doanh bắt đầu phát triển nhanh chóng hơn. Công ty ban đầu chỉ có 2 máy bay nhưng con số hiện đã tăng lên 86, và hãng hàng không này có thể phục vụ 30 triệu hành khách trên toàn thế giới.

Hai mục tiêu riêng biệt

Ông cũng thay đổi công ty hoàn toàn, quan tâm nhiều nhất tới ba khía cạnh: "Văn hóa, sự tập trung và kỷ luật".

Fernandes tin rằng, vấn đề là phải làm sao cho mọi chuyện thật đơn giản. Sau khi đã thành công với những chuyến bay ngắn, ông mở rộng sang các chuyến bay đường dài với một hãng hàng không mới mang tên Air Asia X.

Kết quả là ông đã có hai công ty, một công ty chuyên phục vụ các chuyến bay ngắn giá rẻ và một công ty tập trung vào các tuyến bay đường dài. Có hai ban quản lý, hai đội tiếp thị riêng biệt cho hai thương hiệu Air Asia và Air Asia X. "Chúng tôi cũng có hai phi hành đoàn, hai đội phi công và kỹ sư khác nhau. Vì vậy đây là một văn hóa rất khác biệt, nhưng chúng lại cộng sinh với nhau", ông giải thích.
Mặc dù vậy, hai hãng hàng không này vẫn có chung một phương hướng hoạt động: Tính hiệu quả là chìa khóa để đáp ứng nhu cầu khách hàng và đảm bảo biên lợi nhuận.

Ông Fernandes đã ấp ủ giấc mơ về những chuyến bay giá rẻ khắp châu Á ngay từ khi còn là một cậu bé. Học nội trú trong một ngôi trường ở miền nam nước Anh xa xôi khiến cho việc trở lại quê nhà Malaysia sau mỗi nửa học kỳ là không thể.

"Tôi thường ước được đi những chuyến bay đường dài giá rẻ. Chuyến bay đầu tiên của Air Asia X, tôi không muốn bay tới Australia hay Trung Quốc mà chỉ muốn thực hiện chuyến bay từ Luân Đôn đến Kuala Lumpur. Mọi người có lẽ thấy rất khó hiểu, nhưng điều này quả thực rất có ý nghĩa với tôi trong suốt 35 năm qua.

Sâu sát tình hình thực tế

Fernandes áp dụng phong cách quản lý rất sâu sát. "Nếu bạn chỉ ngồi trong văn phòng và chờ các báo cáo gửi lên thì chắc chắn sẽ mắc phải những sai lầm lớn". Mỗi tháng sẽ có vài ngày ông làm việc trực tiếp với các nhân viên hoặc làm việc trong cabin với phi hành đoàn. Ông cho biết, ông đã học được rất nhiều từ những trải nghiệm thực tế đó.

"Khi chúng tôi chuyển từ 737 sang dùng Airbus, nhân viên nói với tôi là cần phải có thêm băng tải, nghĩa là phải đầu tư thêm khoảng 1 triệu đôla Mỹ. Tất nhiên, Fernandes đã từ chối đề nghị này. Nhưng đến khi trực tiếp làm việc với nhân viên, ông đã thay đổi quyết định ngay lập tức. Ông nói, nếu không có kinh nghiệm thực tế đó thì ông "có thể đã phạm phải một sai lầm rất lớn, làm tổn hại đến rất nhiều người và làm thui chột mất tinh thần của tổ chức".

Nhân viên là khách hàng

Với Fernandes thì "nhân viên là số một, khách hàng là số hai. Nếu đội ngũ nhân viên của bạn cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc ở đây thì họ chắn chắn sẽ chăm sóc tốt cho khách hàng".
Ông cho biết thêm, công ty có một bộ phận chỉ phải làm một việc duy nhất là tổ chức các bữa tiệc. Ông thường tìm kiếm những người có động lực, có tham vọng và khiêm tốn.

Ông chia sẻ: "Bạn có thể có tất cả tiền bạc trên thế giới, và bạn cũng có thể có những ý tưởng rất thú vị nhưng nếu không có nhân tố con người thì hãy quên tất cả những điều đó đi".

Kế hoạch kế nhiệm

Nhưng ông Tony Fernandes cũng phải thú nhận rằng, giữ một trọng trách lớn trong một tổ chức có thể phải chịu rất nhiều ức chế. "Người lãnh đạo giỏi là người tìm được người thay thế phù hợp, có thể giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn. Như vậy thì bạn mới hoàn toàn thành công với vai trò lãnh đạo"

Người sáng lập Air Asia cho biết ông chưa có kế hoạch ra đi nhưng chắc chắn sẽ không có quyết định sai lầm về việc này.

"Công ty của chúng tôi mới được 9 năm tuổi và vẫn còn một số việc cần phải làm, nhưng chúng tôi có rất nhiều người mới đến, nghĩa là luôn có thêm nguồn năng lượng dồi dào. Tôi rất tự tin là khi tôi ra đi, công ty sẽ vẫn phát triển ngày càng lớn mạnh, và khi đó tôi có thể nói là mình đã thực sự thành công".

Nguồn: cafef

Bạn hãy bình chọn cho bài viết:

Số lần Vote: 145 lượt/ Số lượt xem: 2064

Comment bài viết:

Ý kiến bạn đọc


Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi !


Tên của bạn:
Email:
Ý kiến của bạn
Các tin liên quan
 
 

Giảng Viên Tại AFC

Ngô Minh Anh, MA :  Trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn dự án và tài chính công ty cho các công ty và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tiếp

Trần Thị Minh Hải :  Hiện bà Trần Thị Minh Hải là giảng viên tại công ty CP Đào tạo và Tư vấn nghiệp vụ Ngân hàng, kiêm phụ trách quan hệ khách...

Xem tiếp
 
Code Flash Quảng Cáo
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
cristiano ronaldo goals 2015

Bài viết: Giấc mơ vút bay của ông chủ Air Asia Ðánh giá bởi: FSDZHPV vào 18:04:2024. Giấc mơ vút bay,ông chủ Air Asia Giấc mơ vút bay của ông chủ Air Asia,Khi ngành âm nhạc không thể thích nghi nhanh chóng với Internet, Tony Fernandes... Vote: 9.8 rate 10 6480 lượt dánh giá
 
 
Thạc sĩ Quản lý Kinh tế - ĐH Trưng Vương
 
Giám đốc tài chính