Quản trị dòng tiền trong bối cảnh lạm phát
Chat Facebook
});
0918.924.388
  • CFO
  • CFO

Quản trị dòng tiền trong bối cảnh lạm phát

 16/02/2012 - 01:57 
Trong bối cảnh nền tài chính vĩ mô còn nhiều khó khăn với lạm phát và lãi suất cao làm cho chi phí sử dụng vốn lớn,  việc quản trị tốt dòng tiền đóng vai trò quan trọng đến sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù quản trị dòng tiền không còn là vấn đề mới, rất nhiều các doanh nghiệp không thực hiện tốt điều này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Có thể liệt kê một số trường hợp:
  • Mặc dù làm ăn có lãi, doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn dẫn đến phá sản hoặc tài sản bị phong tỏa dẫn đến mất khả năng kinh doanh;
  • Quản trị tiền không tốt dẫn đến lãng phí vốn và giảm lợi nhuận đáng có của doanh nghiệp;
  • Chi phí vốn tăng cao gây áp lực lên hoạt động kinh doanh do phải huy động các dòng tiền bên ngoài trong điều kiện có thể tiết kiệm bằng việc quản trị tốt các dòng tiền nội bộ.

 Các trường hợp trên không phải là hiếm trong thực tế hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp ở quy mô càng lớn thì những vấn đề trên càng trở nên nan giải. Thực tế cho thấy rằng khi doanh nghiệp nhận ra vấn đề thì đã quá muộn.

Có thể ví dòng tiền như hệ mạch máu trong cơ thể doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể nhịn đói và chịu khát (làm ăn thua lỗ) trong một thời gian nhất định (có thể là vài tháng thậm chí vài năm) nhưng nếu thiếu máu (tiền) trong vòng vài ngày thậm chí vài giờ thì cơ thể ấy (doanh nghiệp) khó có khả năng chống đỡ và phục hồi.
 
 
Một sai lầm thường thấy ở các doanh nghiệp là thường ngộ nhận giữa lợi nhuận và thanh khoản. Minh chứng điển hình là các doanh nghiệp thường cho rằng nếu làm ăn có lãi thì mọi nhu cầu về tiền nong sẽ được giải quyết nhanh chóng. Trên thực tế không phải như vậy.
 
Thực tế thì lợi nhuận (Income) và lưu chuyển tiền (Cash flow) là hai vấn đề tương đối độc lập. Khác với dòng lợi nhuận, các dòng tiền đóng vai trò hỗ trợ trực tiếp tới hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn, giúp cho doanh nghiệp giải quyết các vấn đề hàng ngày của hoạt động kinh doanh, chẳng hạn:
 
  •  Mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
  • Chi trả các chi phí tiền lương nhân viên, văn phòng•Trả tiền lãi vay ngân hàng và thanh toán các khoản nợ
  • Đầu tư cho các dự án mới, phát triển sản phẩm mới
  • Triển khai các kế hoạch marketing, quảng bá sản phẩm,...
 
Theo các chuyên gia của Viện Quản trị Tài chính AFC, để có thể quản trị tốt dòng tiền, các nhà quản trị tài chính cần trả lời các các câu hỏi  bao gồm xác đinh xem trong ngắn và trung hạn thì nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp là bao nhiêu và làm sao để huy động lượng tiền mặt đó? Muốn giải quyết tốt hai vấn đề này, doanh nghiệp cần:
 
  • Xác định rõ nhu cầu tiền của doanh nghiệp thông qua kế hoạch kinh doanh và dự toán sản xuất;
  • Phân loại dòng tiền hoạt động kinh doanh – tài chính – đầu tư một cách chính xác;
  • Kiểm soát tốt các chi phí vay nợ;
  • Giám sát các khoản công nợ chặt chẽ;
  • Đánh giá chính xác khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp trong tương lai gần, thường từ 1-3 tháng.
 
Cũng theo các chuyên gia của AFC, để thực hiện tốt các vấn đề trên thực sự là một thách thức đối với không chỉ bộ máy tài chính của doanh nghiệp mà còn là vấn đề với hệ thống quản trị và điều hành, bao gồm cả Ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị (Management & Director Board). Những điều hành và chỉ đạo cần có hệ thống và  yêu cầu tuân thủ chặt chẽ. Phối hợp với các chuyên gia bên ngoài và nâng cao năng lực quản trị dòng tiền của đội ngũ quản lý nội bộ thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn cũng là những giải pháp hiệu quả cho việc nâng cao năng lực đội ngũ quản trị dòng tiền toàn diện trong doanh nghiệp.
 
 
Để giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề này, Viện Quản trị Tài chính AFC thương xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn về quản trị dòng tiền giúp các doanh nghiệp và các chuyên gia của Viện có được sự hợp tác hiệu quả. Thực tế cho thấy quá trình hợp tác với các chuyên gia thông qua các trao đổi tình huống cụ thể sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Đây cũng là một trong các sản phẩm đặc trưng của AFC Vietnam trong quá trình đóng góp vào việc giải quyết các khó khăn và cùng các doanh nghiệp đi đến thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
 

 

Bạn hãy bình chọn cho bài viết:

Số lần Vote: 170 lượt/ Số lượt xem: 3313

Comment bài viết:

Ý kiến bạn đọc


Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi !


Tên của bạn:
Email:
Ý kiến của bạn
Các tin liên quan
 
 

Giảng Viên Tại AFC

Ngô Minh Anh, MA :  Trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn dự án và tài chính công ty cho các công ty và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tiếp

Trần Thị Minh Hải :  Hiện bà Trần Thị Minh Hải là giảng viên tại công ty CP Đào tạo và Tư vấn nghiệp vụ Ngân hàng, kiêm phụ trách quan hệ khách...

Xem tiếp
 
 
Cập nhật thông tin tài chính - thuế
 
not connect !