Những nguyên tắc cơ bản lập Báo cáo tài chính hiệu quả trong doanh nghiệp
Chat Facebook
});
0918.924.388
  • CFO
  • CFO

Những nguyên tắc cơ bản lập Báo cáo tài chính hiệu quả trong doanh nghiệp

 12/06/2013 - 10:10 

Báo cáo tài chính được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho bất kỳ một doanh nghiệp nào thể hiện tầm nhìn cũng như điểm mạnh trước nhà đầu tư. Hiện nay, báo cáo tài chính được công khai trên nhiều diễn đàn, hội nghị với số lượng ồ ạt tuy nhiên không phải báo cáo nào cũng lọt vào tầm ngắm. Có những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh rất phát triển nhưng lại không biết “phô diễn” trên bàn cân, ngược lại có những đơn vị khả năng kinh doanh có vẻ bình thường nhưng bản báo cáo thì không hề thiếu sót “điểm” nào.

Vậy kỹ năng nào để doanh nghiệp “khoác” cho mình một báo cáo hoàn chỉnh và đầy tính thuyết phục là gì? Chuyên mục Phân tích chuyên môn kỳ này sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những nguyên tắc cơ bản trong lập báo cáo tài chính.

1. Kinh doanh liên tục
Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá khả năng kinh doanh liên tục và lập báo cáo tài chính phải dựa trên cơ sở kinh doanh liên tục. Tuy nhiên, trong trường hợp nhận biết được những dấu hiệu của sự phá sản, giải thể hoặc giảm phần lớn quy mô hoạt động của mình cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh thì báo cáo tài chính phải diễn giải cụ thể, chi tiết các trường hợp đó.
 
2. Trình bày trung thực
Các báo cáo tài chính cần phải trình bày trung thực về tình hình tài chính, các đặc điểm kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh trong các báo cáo. Đảm bảo nguyên tắc này giúp cho những đối tượng sử dụng báo cáo tài chính thu nhận và phân tích đúng đắn mọi tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó có quyết định đúng đắn.
 
3. Nguyên tắc dồn tích
Các báo cáo tài chính (trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ) phải được lập theo nguyên tắc dồn tích. Theo nguyên tắc này thì tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản chi phí và lợi nhuận được ghi sổ khi phát sinh và được thể hiện trên báo cáo tài chính trong năm tài chính mà chúng có liên quan.
 
4. Lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán
Trong quá trình lập báo cáo kế toán, các doanh nghiệp phải trình bày các chỉ tiêu trên các báo cáo theo những nguyên tắc, cơ sở, quy định của chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn áp dụng. Việc lựa chọn, áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, loại hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.Mỗi loại hình và ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm riêng nên cần có sự lựa chọn chế độ kế toán và được Bộ tài chính chấp thuận. Ví dụ, trong thời gian trước mắt các doanh nghiệp  100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh có thể áp dụng chế độ kế toán của một nước nào đó khi có tờ trình và được Bộ tài chính chấp thuận, không nhất thiết phải áp dụng chế độ kế toán Việt Nam. Khi đã lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán phù hợp, báo cáo tài chính được lập và trình bày theo những nguyên tắc của chế độ kế toán đó.
 
5. Trọng yếu và sự hợp nhất
Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin trọng yếu riêng, không được tổng hợp với các thông tin không trọng yếu khác làm cho sự nhận biết của những người sử dụng thông tin của báo cáo tài chính bị hạn chế, không đầy đủ, thậm chí bị sai lệch. Thông tin trọng yếu là những thông tin có tính quyết định, liên quan nhiều đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin này không thể thiếu được trong quá trình nhận biết khả năng tài chính và ra quyết định kinh doanh đối với những người sử dụng.
Ngược lại, để đơn giản và dễ hiểu, những thông tin đơn lẻ, không trọng yếu, có thể tổng hợp được thì cần phải phản ánh dưới dạng các thông tin tổng quát.
 
6. Nguyên tắc bù trừ
Theo nguyên tắc này, một số thông tin có thể được bù trừ cho nhau, còn một số thông tin lại không được phép bù trừ cho nhau khi lập báo cáo tài chính. Ví dụ tài sản và công nợ, thu nhập và chi phí không được bù trừ cho nhau. Tuy nhiên, nếu ở một số chỉ tiêu nào đó được phép bù trừ thì cầnphair xem xét tính trọng yếu của nó để thuyết minh, diễn giải rõ ràng trong "Thuyết minh báo cáo tài chính.
 
7. Nguyên tắc nhất quán
Theo nguyên tắc này thì việc trình bày và phân loại, tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính phải nhất quán từ năm tài chính này sang năm tài chính khác và ở các loại báo cáo tài chính khác nhau.

 

Bạn hãy bình chọn cho bài viết:

Số lần Vote: 164 lượt/ Số lượt xem: 3205

Comment bài viết:

Ý kiến bạn đọc


Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi !


Tên của bạn:
Email:
Ý kiến của bạn
Các tin liên quan
 
 

Giảng Viên Tại AFC

Ngô Minh Anh, MA :  Trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn dự án và tài chính công ty cho các công ty và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tiếp

Trần Thị Minh Hải :  Hiện bà Trần Thị Minh Hải là giảng viên tại công ty CP Đào tạo và Tư vấn nghiệp vụ Ngân hàng, kiêm phụ trách quan hệ khách...

Xem tiếp
 
 
Cập nhật thông tin tài chính - thuế
 
not connect !