Quản lý Tài chính Doanh nghiệp nhỏ - Những điều nên và không nên
Chat Facebook
});
0918.924.388
  • CFO
  • CFO

Quản lý Tài chính Doanh nghiệp nhỏ - Những điều nên và không nên

 03/11/2016 - 09:00 
Quản lý Tài chính Doanh nghiệp nhỏ - Những điều nên và không nên

Tài chính công ty là hệ thống các quan hệ kinh doanh nảy sinh trong quá trình phân phối các khoản tiền gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền mặt của công ty để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, trong đó, bộ máy kế toán sẽ điều hành toàn bộ hoạt đông tài chính công ty. Vai trò của việc quản lý tài chính cũng rất quan trọng, nó tồn tại và tuân theo quy luật khách quan, và bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty.

Có thể nói, tri thức quản lý Tài chính là một trong những yếu tố cần thiết trong đầu tư và kinh doanh. Vậy 10 điều nên và không nên cho các chủ doanh nghiệp mới khi quản lý tài chính doanh nghiệp của mình là gì?

10 điều không nên làm 

1. Ủy thác việc ký giấy tờ, hóa đơn cho người nào đó

2. Sử dụng khoản tiền khấu trừ từ lương nhân viên và thuế thu nhập cho các mục đích khác

3. Trộn lẫn tài sản cá nhân vào tài sản doanh nghiệp
4. Giao phó việc dự báo dòng tiền cho người khác
5. Lạc quan về dự báo bán hàng hoặc bảo thủ về dự toán chi phí
6. Dựa vào các thỏa thuận miệng về các vấn đề quan trọng trong đó có việc mua bán
7. Thanh toán hóa đơn mà không phù hợp với trình tự mua hàng của bạn.
8. Dựa vào mối quan hệ để cho vay tiền.
9. Trì hoãn lập kế hoạch vay vốn mãi cho đến khi có nhu cầu về tài chính
10. Không tìm kiếm lời khuyên từ các kế toán và luật sư về các vấn đề tài chính kế toán & thuế quan trọng.

10 điều nên làm

1. Học kế toán cơ bản trước khi đi vào kinh doanh. Đến một lớp học kế toán là cần thiết
2. Tham khảo ý kiến và trao đổi thường xuyên với một kế toán thành thạo trong loại hình doanh nghiệp của mình trước khi bắt đầu (doanh nghiệp thuộc loại hình thương mại & dịch vụ, sản xuất & gia công hay thi công & lắp đặt)
3. Quyết định phần mềm kế toán tốt nhất cho doanh nghiệp
4. Lúc mới bắt đầu bạn nên tự ghi chép sổ sách để có được kiến thức kế toán về doanh nghiệp của bạn.
5. Thiết lập chính sách kiểm tra và kiểm soát nội bộ bao gồm các biện pháp bảo vệ chống lại việc thiếu trung thực, gian lận.
6. Đối chiếu số dư tiền vay, tiền gửi, tiền lãi mỗi tháng một lần với báo cáo của ngân hàng.
7. Duy trì và cập nhật báo cáo dòng tiền hàng tháng
8. Lập kế hoạch thuê ngoài dịch vụ chi trả lương và thông báo việc việc này cho một đơn vị cung cấp dịch vụ trả lương
9. Chuẩn bị báo cáo tài chính hàng tháng
10. Giữ tài khoản kinh doanh riêng biệt với tài khoản cá nhân.

Việc thực hiện đúng ngay từ đầu các vấn đề kế toán và thuế là đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp mới. Nó giúp bạn dễ dàng trong việc kiểm soát chi phí doanh nghiệp. Bạn cũng không phải lo lắng liệu mình có vi phạm các quy định pháp luật hay không. Và đó cũng là cách để giúp các chủ doanh nghiệp không phải mắc những sai lầm mà phải trả bằng những số tiền rất đắt thậm chí nhiều hơn số tiền bạn kiếm được.

Bạn hãy bình chọn cho bài viết:

Số lần Vote: 193 lượt/ Số lượt xem: 1965

Comment bài viết:

Ý kiến bạn đọc


Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi !


Tên của bạn:
Email:
Ý kiến của bạn
Các tin liên quan
 

Tin Tức Nổi Bật

 
 
 
 
Google map HCM
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
cristiano ronaldo goals 2015

Bài viết: Quản lý Tài chính Doanh nghiệp nhỏ - Những điều nên và không nên Ðánh giá bởi: N516SKF vào 22:01:2025. quản lý tài chính, doanh nghiệp nhỏ, nên và không nên Quản lý Tài chính Doanh nghiệp nhỏ - Những điều nên và không nên,Một bản nhạc hay đồng nghĩa với việc các... Vote: 9.8 rate 10 6000 lượt dánh giá
 
 
Thạc sĩ Quản lý Kinh tế - ĐH Trưng Vương
 
Giám đốc tài chính