Chương trình hợp tác tuyển sinh AFC - CITE đào tạo Thạc sỹ Quản lý công của ĐH Uppsala - Thụy Điển
Chat Facebook
});
0918.924.388
  • CFO
  • CFO

Chương trình hợp tác tuyển sinh AFC - CITE đào tạo Thạc sỹ Quản lý công của ĐH Uppsala - Thụy Điển

 03/04/2013 - 01:52 
Chương  trình hợp tác tuyển sinh AFC - CITE đào tạo Thạc sỹ Quản lý công của ĐH Uppsala - Thụy Điển

Giới thiệu chung

Trường Đại học Uppsala (http://www.uu.se) là trường Đại học lâu đời nhất ở khu vực Bắc Âu, thành lập năm 1477, đứng thứ 62 trong danh sách những trường Đại học hàng đầu thế giới. Trường Đại học Uppsala được biết đến với một truyền thống nổi bật trong giảng dạy và nghiên cứu, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong cộng đồng nghiên cứu quốc tế. Uppsala nằm cách Stockhom 75 km, hiện có rất nhiều sinh viên quốc tế và sinh viên Việt nam đang theo học tại đây vì những chính sách chăm sóc và điều kiện tốt nhất của Trường. Uppsala có 9 khoa đào tạo những ngành sau: nghệ thuật, khoa học chính trị, luật, dược, khoa học và kỹ thuật... Uppsala được biết đến với truyền thống và những thành tích nổi bật trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu, đã có 8 nhà khoa học dành được giải Nobel.Trường có 50 chương trình Cử nhân, 45 chương trình Thạc sỹ, và gần 2.000 khóa học cấp chứng chỉ chuyên ngành. Hàng năm Uppsala tiếp nhận hơn 40.000 sinh viên Thụy Điển và quốc tế nhập học chương trình Cử nhân và Thạc sỹ trong đó có 4.000 Cử nhân và Thạc sỹ tốt nghiệp hàng năm. Uppsala có khoảng  2.000 nghiên cứu sinh, trong đó mỗi năm gần 400 Tiến sỹ tốt nghiệp và khoảng 100 chứng chỉ chuyên ngành được cấp. Trường có gần 6.000 cán bộ, nhân viên với 4.000 cán bộ là các giảng viên, nhà nghiên cứu trong đó có 500 Giáo sư.
 
Thành tựu giáo dục
Uppsala chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong cộng đồng nghiên cứu quốc tế ở mọi bậc đào tạo. Trong hơn 10 năm qua, hàng trăm công ty mới đã được thành lập là kết quả của các công trình nghiên cứu tại Uppsala. Trường cũng có 3.000 thỏa thuận hợp tác nghiên cứu với hơn  1.000 trường ĐH trên thế giới, chủ yếu là Châu Âu, Mỹ, Châu Á. Uppsala có doanh thu có khoảng 4300 triệu SEK (tương đương với 430 triệu USD), trong đó gần 70% doanh thu từ nghiên cứu và giáo dục sau đại học với khoảng  50% nghiên cứu được tài trợ từ các nguồn quốc tế. Trường có 3.000 đối tác nghiên cứu quốc tế với hơn 1.000 trường đại học trên tòan thế giới, chủ yếu từ Châu Âu, Mỹ, và Châu Á. Uppsala có gần 5.000 ấn phẩm được xuất bản mỗi năm, khoảng 50% bài được đăng tại  tạp chí khoa học quốc tế. Việc liên kết đào tạo chương trình Thạc sĩ Quản lý Công với ĐH Uppsala, một đại học hàng đầu thế giới với uy tín và năng lực nghiên cứu mạnh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN 
 
Chương trình đào tạo Thạc Sĩ Quản Lý Công
Được Đại học Quốc gia Hà Nội cấp phép theo công văn số 2176/SĐH (ngày 19/06/2009), chương trình MPPM (Master Program of Public Management - MPPM) dành cho cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp tại các bộ, ngành, địa phương, các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách và quản lý trong khu vực Công (các tổ chức trong nước và quốc tế), các chuyên gia nghiên cứu và các giảng viên đại học, các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
 
Mục tiêu của chương trình
  • Giúp cho học viên hoàn thiện và phát triển những kỹ năng và kiến thức quản lý trong các tổ chức công, áp dụng trong môi trường thực tiễn.         
  • Nâng cao và hoàn thiện tư duy quản lý và lãnh đạo cho học viên.
  • Kết nối thành công các mối quan hệ xã hội và kinh doanh.
 
Giảng viên
Giảng viên giảng dạy trong chương trình là các chuyên gia hàng đầu của Đại học Uppsala, Thụy Điển và Việt Nam về lĩnh vực Quản lý Công. Trong các môn học trong chương trình ngoài giảng viên chính, mỗi môn học đều có thêm giảng viên trợ giảng và những diễn giả nổi tiếng như: Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại - Trương Đình Tuyển; GS. TS. Trần Ngọc Đường - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội; TS. Đinh Duy Hòa- Vụ Trưởng Vụ Cải cách, Bộ Nội vụ; PGS. TS. Hoàng Phước Hiệp - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ tư pháp; ông Lương Hoàng Thái - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công thương; TS Võ Chí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW...Các diễn giả sẽ giúp học viên có được những thông tin thực tiễn liên quan tới các vấn đề trong mỗi môn học.
 
Học viên
Bên cạnh đội ngũ giảng viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm, những học viên hiện tại tham gia chương trình cũng là những cán bộ hiện đang giữ những vị trí trọng yếu trong bộ máy quản lý công như: Trưởng phòng thanh tra Ngân hàng Nhà nước; Phó Cục trưởng cục Quản lý Chất lượng Lâm sản, Bộ NN & PTNN; Tổng biên tập báo Sinh viên Việt Nam; Phó chánh văn phòng Tổng cục Hải quan; Phó Vụ trưởng vụ XNK, Bộ Công thương...Chương trình luôn hi vọng sẽ tạo được môi trường học tập tốt nhất, kiến thức thực tiễn cũng như kết nối thành công các mối quan hệ xã hội giữa các học viên.
 
Khung chương trình
Chương trình bao gồm 3 module:
- Những vấn đề cơ bản về Quản lý công
- Quản trị công hiệu quả
- Các môn học tự chọn. Chương trình cũng bao gồm một khóa học tiếng Anh tăng cường nhằm giúp học viên phát triển khả năng học tập và giao tiếp với giảng viên nước ngoài. Mỗi module trong chương trình bao gồm 15 tín chỉ tương đương với 120 giờ học trên lớp và 25 giờ cho bài tập nhóm, thực hành và nghiên cứu. Một phần tư chương trình dành cho luận văn cuối khóa; ba phần tư chương trình dành cho học các môn trên lớp. Để phù hợp với thời gian đào tạo và thực tiễn Việt Nam, chương trình đã được cấu trúc lại từ khung chương trình ban đầu trong thỏa thuận đã ký giữa ĐH Uppsala và ĐH Kinh tế - ĐHQGHN trong đó một số môn được tách ra từ bộ môn lớn và một số môn được bổ sung thêm để làm phong phú và hoàn thiện chương trình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học. Ngoài ra, chương trình cũng sẽ hướng đến những vấn đề chính sách nổi cộm mà Việt Nam đang đối mặt; và đối thoại chính sách, thông qua thảo luận với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam và tham gia trao đổi về chính sách công ở Việt Nam.
STT
Môn học
Tín chỉ
Giảng viên
 
Module1: Những vấn đề cơ bản về quản lý công
 
 
1
Những nội dung cơ bản của Quản lý Công
5.0
Việt Nam
2
Phân tích chính sách Công
2,5
Việt Nam
3
Chính trị so sánh, Kinh tế chính trị và phúc lợi xã hội
7,5
Uppsala
 
Module2: Quản trị công hiệu quả
 
 
4
Lãnh đạo và sự thay đổi, Kỹ năng lãnh đạo, Quản trị chiến lược
7,5
Uppsala/Việt Nam
5
Quản lý tài chính Công
4,0
Việt Nam
6
Theo dõi và đánh giá trong tổ chức Công
3,5
Việt Nam
 
STT
Môn học
Tín chỉ
Giảng viên
 
Module 3: Các môn học tự chọn
 
 
7
Kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam
7,5
Việt Nam
8
Quản trị nguồn nhân lực trong khu vực Công
4,0
Việt Nam/ Uppsala
9
Đạo đức và văn hoá tổ chức
3,5
Việt Nam/ Uppsala
 
Luận văn cuối khoá
15
Uppsala/Việt Nam
 
Kinh phí đào tạo
Liên hệ để có thông tin chi tiết
 
Điều kiện tuyển sinh
- Có bằng tốt nghiệp đại học được công nhận tại Việt Nam
- Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm công tác với học viên tốt nghiệp chuyên ngành xã hội và 03 năm đối với học viên tốt nghiệp các chuyên ngành khác
 
Yêu cầu đầu vào của Chương trình:
  • Ứng viên vượt qua được kỳ thi tuyển sinh đầu vào gồm 3 phần thi:
  • Thi viết chuyên môn (Bình luận về một tình huống về quản lý công)
  • Thi Tiếng Anh: Trình độ B
  • Phỏng vấn.
(*) Miễn thi tiếng Anh đối với các trường hợp sau:
- Đã có TOEFL ITP 450/ TOEFL iBT 45/ IELTS 4.5 trở lên hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ,
- Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh hệ chính quy; với các loại hình đào tạo không chính quy, bằng tốt nghiệp đại học phải đạt loại khá trở lên.
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và học tập là tiếng Anh; bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy chuyên môn là tiếng Anh không qua phiên dịch.
- Có chứng chỉ B tiếng Anh của Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN hoặc Đại học Hà Nội trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ.
Những học viên đã vượt qua kỳ thi tuyển và không nằm trong đối tượng được miễn thi tiếng Anh được yêu cầu nộp được chứng chỉ tiếng Anh: TOEFL ibt 45/ IELTS 4.5/ TOEFL ITP 450/ chứng chỉ B tiếng Anh Đại học ngoại ngữ - ĐHQGHN hoặc Đại học Hà Nội trước khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
 
Hồ sơ đăng ký
-    Đơn đăng ký theo học Chương trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu)
-    Bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm (công chứng tiếng Việt và tiếng Anh)
-    2 thư giới thiệu (theo mẫu)
-    Sơ yếu lý lịch (có đóng dấu cơ quan hoặc chính quyền địa phương)
-    Chứng chỉ tiếng Anh (nếu có)
-    4 ảnh (4 x 6)
-    Lệ phí thi tuyển: 1.050.000 VND
Thời gian dự kiến khai giảng:                 6/2013
Thời gian nhận hồ sơ:                            1/3 – 10/4/2013
 
Liên hệ
Mọi thông tin chi tiết về các chương trình và lịch đăng ký vui lòng liên hệ
Add: Tầng 6, Tòa nhà 18B Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy, Hà nội.
Tel: : 04 3562 7486     Fax: 04 3562 7487
Email: info@afc.edu.vn          W: www.afc.edu.vn
Hotline: 0942 974 500
 

Bạn hãy bình chọn cho bài viết:

Số lần Vote: 155 lượt/ Số lượt xem: 3119

Comment bài viết:

Ý kiến bạn đọc


Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi !


Tên của bạn:
Email:
Ý kiến của bạn
Các tin liên quan
 

Tin Tức Nổi Bật

 
 
 
 
Google map HCM
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
cristiano ronaldo goals 2015

Bài viết: Chương trình hợp tác tuyển sinh AFC - CITE đào tạo Thạc sỹ Quản lý công của ĐH Uppsala - Thụy Điển Ðánh giá bởi: 9EKU2PF vào 02:12:2023. Chương trình hợp tác tuyển sinh AFC - CITE đào tạo... Chương trình hợp tác tuyển sinh AFC - CITE đào tạo Thạc sỹ Quản lý công của ĐH Uppsala - Thụy Điển,Chương ... Vote: 9.8 rate 10 5600 lượt dánh giá
 
 
Thạc sĩ Quản lý Kinh tế - ĐH Trưng Vương
 
Giám đốc tài chính