Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng
Chat Facebook
});
0918.924.388
  • CFO
  • CFO

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng

 18/04/2012 - 10:42 
Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng

Hiện nay, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước; việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước.

Các quy định này được xây dựng trên cơ sở áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế phổ biến và thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các quy định này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế và kém hiệu quả trong việc bảo đảm an toàn hoạt động và quản lý rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Từ thực tế kiểm toán các tổ chức tín dụng tại Việt Nam trong thời gian qua, Ernst & Young Việt Nam có một số đánh giá liên quan đến tình hình thực hiện các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng, quản lý rủi ro tại các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:
 
Thứ nhất, về quản trị ngân hàng: Khung pháp lý về quản trị ngân hàng tại Việt Nam đã có nhưng còn một số vấn đề chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, như: Uỷ ban lương thưởng, Uỷ ban đề cử (đối với các vị trí nhân sự chủ chốt của ngân hàng) thuộc Hội đồng quản trị chưa phải là yêu cầu bắt buộc phải có; chưa nhấn mạnh tầm quan trọng về sự tham gia của các thành viên độc lập, không có quan hệ kinh tế với ngân hàng trong các uỷ ban thuộc Hội đồng quản trị. Các uỷ ban thuộc Hội đồng quan trị chưa có kênh báo cáo, thông tin hiệu quả và các công cụ quản lý phù hợp; hầu hết các uỷ ban chưa thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Chính sách công bố và minh bạch thông tin chưa đầy đủ. 
 
Thứ hai, về quản trị rủi ro tín dụng, thanh khoản, ngoại hối và lãi suất:
- Quản trị rủi ro tín dụng: Chưa có nhiều tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược tín dụng tổng thể và kế hoạch khả thi để thực hiện chiến lược này, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển nguồn lực và ưu tiên đầu tư chiều sâu để tạo vị thế cạnh tranh cho từng tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng chưa xác định được chính xác mức độ rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng do một số hạn chế như phân loại nợ theo tiêu chí định lượng là chủ yếu, dẫn tới tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng thực tế; hệ thống thông tin quản trị còn yếu, chưa hỗ trợ việc phân tích chất lượng tín dụng; chưa lượng hoá được rủi ro tín dụng của các đối tác thanh toán; chưa đánh giá thường xuyên năng lực của cán bộ tín dụng và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nhiều tổ chức tín dụng đã xây dựng cẩm nang tín dụng nhưng chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả việc thực hiện cẩm nang này. Hệ thống xếp hạng tín dụng là cốt lõi của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, nhưng chưa có nhiều tổ chức tín dụng xây dựng được hệ thống này để hỗ trợ việc thẩm định, áp dụng chính sách khách hàng, giám sát khách hàng, phân loại nợ trên cơ sở kết hợp phân tích yếu tố định tính và định lượng theo thông lệ quốc tế. Chức năng kiểm tra tín dụng độc lập chưa được phát huy và sử dụng hiệu quả.
 
- Quản trị rủi ro thanh khoản: các chiến lược quản lý thanh khoản của hầu hết các tổ chức tín dụng đều rất bao quát. Các tổ chức tín dụng chưa có công cụ phù hợp để lượng hoá rủi ro, báo cáo phục vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn (thường dưới 2 tuần), thiếu các báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản đã được xây dựng, nhưng việc vận hành nó chưa hiệu quả, vai trò của ALCO còn mờ nhạt. Các công cụ như phân tích và quản trị độ lệch thời gian, tình huống, rủi ro tập trung, ảnh hưởng của các cam kết cho vay chưa giải ngân… chưa được áp dụng phổ biến và linh hoạt. Rất ít tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch (giả định) đối phó tình trạng khủng hoảng thanh khoản, nếu có xây dựng thì cũng chưa được luyện tập và cập nhật thường xuyên, liên tục.
 
- Quản trị rủi ro ngoại hối: Hầu hết các tổ chức tín dụng trong nước chưa xây dựng được chiến lược quản lý rủi ro ngoại hối. Trình độ và kinh nghiệm quản lý rủi ro ngoại hối còn hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro ngoại hối. Các bước kiểm soát và chính sách quản lý nội bộ còn khá sơ sài, chủ yếu là theo hướng tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
 
- Quản trị rủi ro lãi suất: Các tổ chức tín dụng chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro và hoạt động của tổ chức tín dụng, chính sách lãi suất hiện nay của các tổ chức tín dụng rất dễ bị dẫn dắt bởi các yếu tố thị trường; chưa lượng hoá được rủi ro lãi suất cho cơ cấu tài sản nợ - có hiện tại của tổ chức tín dụng. Hệ thống thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro lãi suất. Hầu hết các tổ chức tín dụng đều chưa có các công cụ nhằm phân tích độ nhạy của lãi suất để xác định ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường thay đổi.
 
Thứ ba, về tuân thủ một số quy định liên quan của Ngân hàng Nhà nước: Về tuân thủ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng: Chỉ có một số ít các ngân hàng triển khai áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Hầu hết các tổ chức tín dụng phân loại nợ theo phương pháp định lượng nên không phản ánh rủi ro thực tế của danh mục tín dụng.
 
Trân trọng
Viện Quản trị Tài chính AFC

Tầng 3-10 Tòa Nhà 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04 3562 7486              Fax: 04 3562 7487

W: www.afc.edu.vn             www.acca.edu.vn

E:
info@afc.edu.vn

Bạn hãy bình chọn cho bài viết:

Số lần Vote: 158 lượt/ Số lượt xem: 5036

Comment bài viết:

Ý kiến bạn đọc


Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi !


Tên của bạn:
Email:
Ý kiến của bạn
Các tin liên quan
 
 

Giảng Viên Tại AFC

Ngô Minh Anh, MA :  Trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn dự án và tài chính công ty cho các công ty và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tiếp

Trần Thị Minh Hải :  Hiện bà Trần Thị Minh Hải là giảng viên tại công ty CP Đào tạo và Tư vấn nghiệp vụ Ngân hàng, kiêm phụ trách quan hệ khách...

Xem tiếp
 
 
Cập nhật thông tin tài chính - thuế
 
not connect !