Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ ra sao?
Chat Facebook
});
0918.924.388
  • CFO
  • CFO

Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ ra sao?

 27/02/2019 - 09:19 
Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ ra sao?

 

 

 

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP quy định về kiểm toán nội bộ, trong đó có quy định rõ về nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.

 

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Theo Nghị định số 05/2019/NĐ-CP, trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán và tư vấn, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo thực hiện đúng và duy trì các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ tối thiểu sau đây:

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Thứ nhất, tính chính trực: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm; tuân thủ các quy định pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn của kiểm toán nội bộ; không tham gia các hoạt động phi pháp hay tham gia các hoạt động làm tổn hại đến uy tín của nghề nghiệp, uy tín của đơn vị;

Thứ hai, tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thể hiện mức độ cao nhất về tính khách quan chuyên môn trong việc thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin về các hoạt động và quy trình được kiểm toán. Người làm công tác kiểm toán nội bộ được đưa ra các đánh giá khách quan về tất cả các tình huống liên quan và không bị ảnh hưởng chi phối từ các lợi ích cá nhân hoặc từ bất kỳ ai trong việc đưa ra các xét đoán và kết luận của mình;

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Thứ ba, năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm công tác kiểm toán nội bộ áp dụng các kiến thức, các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong công tác kiểm toán nội bộ. Đồng thời hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng;

Thứ tư, tính bảo mật: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tôn trọng các giá trị và quyền sở hữu của các thông tin được cung cấp và không tiết lộ các thông tin này nếu không được phép của các cấp có thẩm quyền trừ khi việc tiết lộ thông tin thuộc trách nhiệm chuyên môn hoặc theo yêu cầu của luật pháp;

Thứ năm, tư cách nghề nghiệp: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

Cũng theo Nghị định số 05/2019/NĐ-CP, người phụ trách kiểm toán nội bộ ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trên sẽ còn phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo người làm công tác kiểm toán nội bộ tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.

(Theo Tạp chí Tài chính)

 

Bạn hãy bình chọn cho bài viết:

Số lần Vote: 61 lượt/ Số lượt xem: 2964

Comment bài viết:

Ý kiến bạn đọc


Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi !


Tên của bạn:
Email:
Ý kiến của bạn
Các tin liên quan
 

Giảng Viên Tại AFC

Ngô Minh Anh, MA :  Trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn dự án và tài chính công ty cho các công ty và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tiếp

Trần Thị Minh Hải :  Hiện bà Trần Thị Minh Hải là giảng viên tại công ty CP Đào tạo và Tư vấn nghiệp vụ Ngân hàng, kiêm phụ trách quan hệ khách...

Xem tiếp
 
 
 
 
 
 
Google map HCM
 
Cập nhật thông tin tài chính - thuế
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
cristiano ronaldo goals 2015

Bài viết: Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ ra sao? Ðánh giá bởi: V8QSH59 vào 19:04:2024. kiểm toán Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ ra sao?,Chính phủ vừa ban hành Nghị định số... Vote: 9.8 rate 10 8000 lượt dánh giá
 
 
Thạc sĩ Quản lý Kinh tế - ĐH Trưng Vương
 
Giám đốc tài chính