Bảng cân đối kế toán và thước do giá trị tài sản doanh nghiệp
Chat Facebook
});
0918.924.388
  • CFO
  • CFO

Bảng cân đối kế toán và thước do giá trị tài sản doanh nghiệp

 04/02/2012 - 10:57 

Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu và phân tích cho ta biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Ở Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính có 4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là báo cáo tình hình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng.

Đây là một cách để xem xét một công ty kinh doanh dưới dạng một khối vốn (tài sản) được bố trí dựa trên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đông). Tài sản tương đương với nợ và vốn cổ đông nên bản cân đối tài khoản là bản liệt kê các hạng mục sao cho hai bên đều bằng nhau. Không giống với bản báo cáo kết quả kinh doanh là bản cho biết kết quả của các hoạt động trong một khoảng thời gian, bản cân đối kế toán cho biết tình trạng các sự kiện kinh doanh tại một thời điểm nhất định.
 
Bảng cân đối kế toán là một ảnh chụp (tĩnh) chứ không phải là một cuốn phim (động) và phải được phân tích dựa trên sự so sánh với các bản cân đối kế toán trước đây và các báo cáo hoạt động khác.Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
  • Các chỉ tiêu được biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái (cả vật chất và tiền tệ, cả vô hình lẫn hữu hình) .
  • BCĐKT được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Do vậy, số tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau.
  • BCĐKT phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. Chúng ta có thể xem kết cấu khái quát của bảng cân đối kế toán theo mẫu dưới đây:
  Phần tài sản
  Nội dung
 Loại A
 Số dư nợ tài khoản loại 1 và loại 3
 Loại B
 Số dư nợ tài khoản loại 2 ( nếu dư có ghi âm )
 Tổng cộng tài sản
 Cộng loại A và B
 Phần nguồn vốn
 
 Loại A
 Số dư có tài khoản loại 3 và loại 1
 Loại B
 Số dư tài khoản loại 4 (nếu dư nợ ghi âm )
 Tổng cộng nguồn vốn
 Cộng loại A và B
Chỉ tiêu ngoài bảng
 
Để phân tích bảng cân đối kế toán, người ta thường dựa vào các tỷ số cân đối kế toán
Các tỷ số cân đối kế toán dùng để đánh giá khả năng tài chính (cho vay và trả nợ) và các thay đổi vị thế tài chính của của một ngân hàng thương mại dựa trên các dữ kiện báo cáo trong bảng cân đối kế toán.

Quan trọng nhất là tỷ lệ vốn (đo lường tỷ lệ vốn cổ đông đối với tổng tài sản) và tỷ lệ thanh toán (đo lường khả năng ngân hàng để trang trải số tiền ký thác được rút ra và chi trả quỹ nhằm thoả mãn nhu cầu tín dụng của người vay).

Các tỷ lệ hữu ích khác là tỷ lệ tiền vay đối với số ký thác (tổng số tiền vay chia cho tổng số ký thác), tỷ lệ thanh lý (charge-off ratio), tỷ lệ xoá nợ vì khó đòi (số xoá sổ thuần được tính theo số phần trăm của tổng số tiền cho vay).

Tỷ lệ dự trữ tiền vay mất đứt (số dự trữ tiền vay mất đứt đối với trên vay có khả năng mất đứt tính theo số phần trăm tổng số trên cho vay) và tỷ lệ tiền cho vay chưa trả (Nonperforming loans - tiền vay quá hạn chưa trả) đối với tổng số tiền cho vay.


Tỷ lệ kế toán do nhân viên tín dụng ngân hàng dùng để đánh giá sức tín dụng của người vay. Các tỷ lệ thường được sử dụng rộng rãi nhất là: tỷ lệ đo lường sức chứng khoán (Acid test ratio) hay tỷ lệ thử biết ngay (quick ratio) được tính bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ hiện hành, tỷ lệ hiện hành (current ratio) được tính bằng tài sản hiện hành chia cho nợ hiện hành và tỷ lệ trang trải nợ được tính bằng vốn lưu động chia cho nợ dài hạn.

Tỷ lệ tài chính có thể được đo lường dựa trên các tỷ lệ trong các năm trước hay các chỉ số công nghiệp để tính cho nhanh và dễ so sánh.

Bạn hãy bình chọn cho bài viết:

Số lần Vote: 159 lượt/ Số lượt xem: 4603

Comment bài viết:

Ý kiến bạn đọc


Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi !


Tên của bạn:
Email:
Ý kiến của bạn
Các tin liên quan
 
Tuyển dụng nhân viên Chăm sóc khách hàng (HN)
 
 
 

Tin Tức Nổi Bật

 
 
 
 
 
 

Giảng Viên Tại AFC

Ngô Minh Anh, MA :  Trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn dự án và tài chính công ty cho các công ty và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tiếp

Trần Thị Minh Hải :  Hiện bà Trần Thị Minh Hải là giảng viên tại công ty CP Đào tạo và Tư vấn nghiệp vụ Ngân hàng, kiêm phụ trách quan hệ khách...

Xem tiếp
 
 
 
 
Google maps
 
 
Google map HCM
 
 
 
cristiano ronaldo goals 2015

Bài viết: Bảng cân đối kế toán và thước do giá trị tài sản doanh nghiệp Ðánh giá bởi: AU846K9 vào 25:04:2024. Bảng cân đối kế toán , thước do giá trị tài sản... Bảng cân đối kế toán và thước do giá trị tài sản doanh nghiệp,Báo cáo tài chính là một hệ thống các số... Vote: 9.8 rate 10 1000 lượt dánh giá
 
 
Giám đốc tài chính
 
Thạc sĩ Quản lý Kinh tế - ĐH Trưng Vương
X