10 Điều quan trọng cho một bản Kế hoạch Kinh doanh
Chat Facebook
});
0918.924.388
  • CFO
  • CFO

10 Điều quan trọng cho một bản Kế hoạch Kinh doanh

 16/12/2016 - 05:02 
10 Điều quan trọng cho một bản Kế hoạch Kinh doanh

Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một Doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thị của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day to day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.

Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lâp mới, các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.

Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí là còn thất bại nặng nề. Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định dự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực, mà còn giúp bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

Vậy yêu cầu của một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh là gì?

1. Ý tưởng Kinh doanh (Bussiness Ideas) 

Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ về những ý tưởng đó. Lịch sử cũng đã chứng minh, ý tưởng dù cho điên rồ hay vĩ đại thì đều có khả năng thành công. Ví dụ Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, cả thế giới biết đến thành công của ông.

2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (Objectives and Goals) 

Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó? (ví dụ như tổng doanh thu lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân viên, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó? (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh), trong đó, S là Specific (cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (có thể đạt được), R là Realistic ( Thực tế) và T là Timely (thời hạn) 

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường

Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào...?

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vân. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis), một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thể thiếu mục này.

Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó. Ví dụ bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính đó thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing...Phân tích thị trường cũng giúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe dọa tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi băt tay vào thực hiện.

5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Theo luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty Cổ phần, công ty hợp doanh...Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng loại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký theo mô hình doanh nghiệp nào?

6. Lên kế hoạch Marketing: 

Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng đó là điều vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng)-target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới) - Position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

7. Lập kế hoạch vận hành

Tập trung vào các hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người

Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỹ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

9. Kế hoạch Tài chính

Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào? Nhiều doanh nhân cho rằng kế hoạch tài chính là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong những năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn. Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu nhập vào thì đã có đủ một khoản tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung câp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đo là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về Tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp ngắn hạn đào tạo vềTài chính cho nhà quản lý. 

10. Kế hoạch thực hiện:

Liệt kê các hoạt động chi tiết để Doanh nghiệp đạt được những mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian, cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện. 

Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

kyna.edu.vn

Chương trình đào tạo LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 

Tìm hiểu thông tin chi tiết: TẠI ĐÂY

Liên hệ bộ phận đào tạo AFC Việt Nam

Ms.Ha. 0918924388

Email: Info@afc.edu.vn

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà NO6B1, Phố Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

 

 

 

Bạn hãy bình chọn cho bài viết:

Số lần Vote: 71 lượt/ Số lượt xem: 1374

Comment bài viết:

Ý kiến bạn đọc


Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi !


Tên của bạn:
Email:
Ý kiến của bạn
Các tin liên quan
 

Giảng Viên Tại AFC

Ngô Minh Anh, MA :  Trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn dự án và tài chính công ty cho các công ty và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tiếp

Trần Thị Minh Hải :  Hiện bà Trần Thị Minh Hải là giảng viên tại công ty CP Đào tạo và Tư vấn nghiệp vụ Ngân hàng, kiêm phụ trách quan hệ khách...

Xem tiếp
 
 
 
 
 
 
Google map HCM
 
Cập nhật thông tin tài chính - thuế
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
cristiano ronaldo goals 2015

Bài viết: 10 Điều quan trọng cho một bản Kế hoạch Kinh doanh Ðánh giá bởi: VF5X93P vào 25:04:2024. 10 điều quan trọng, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kinh... 10 Điều quan trọng cho một bản Kế hoạch Kinh doanh,Một bản kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định... Vote: 9.8 rate 10 6000 lượt dánh giá
 
 
Thạc sĩ Quản lý Kinh tế - ĐH Trưng Vương
 
Giám đốc tài chính